Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2018

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể gặp phải những bệnh răng miệng nào?

Dưới 6 tháng tuổi bé chưa có răng và thức ăn duy nhất của bé chỉ là sữa, cũng chính vì vậy mà rất nhiều mẹ chủ quan trong vấn đề vệ sinh. Hậu quả là bé mắc phải một số loại bệnh răng miệng, cùng tìm hiểu kỹ hơn với MamanBébé nhé!

Xem thêm : Nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải các loại bệnh răng miệng

Nanh

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể gặp phải những bệnh răng miệng nào?

Nanh hay đẹn là cách gọi của một hay nhiều đốm trắng hoặc vàng nhạt, có kích thước khoảng 1 – 3mm mọc rời rặc hoặc thành từng đám trên lợi, khoang miệng của bé, và thường xuất hiện khi bé được 2 tuần cho tới 5 tháng tuổi. Có tới 75% trẻ mắc phải vấn đề này, nhưng tin vui là đa số đều lành tính, tự rụng sau một thời gian và không để lại biến chứng.

Cách chữa: Khi nanh xuất hiện mẹ cần xác định xem nanh có gây khó chịu, đau đớn cho trẻ hay không, bé có bú khó hay bỏ bú hay không. Nếu tất cả đều bình thường, mẹ chỉ cần vệ sinh cho bé thật tốt, nanh sẽ tự biến mất trong khoảng 1 tới 2 tuần. Trường hợp nanh khiến bé khó chịu là khi đó nanh đã bị nhiễm khuẩn, mẹ cần mang bé tới nha sĩ để được nhổ bỏ.

Bé bị tưa miệng

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể gặp phải những bệnh răng miệng nào?

Nguyên nhân gây tưa miệng là do bé bị nhiễm nấm Candida Albican khi sinh qua ngả âm đạo hoặc do mẹ không vệ sinh riêng và kỹ các vật dụng ăn uống của bé. Những trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, đặc biệt là những bé sinh non hay phải sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài sẽ dễ mắc tưa lưỡi hơn.

Biểu hiện của tưa lưỡi là những mgnar giả màu trắng đục xuất hiện ở mạc miệng và mặt trên của lưỡi. Tưa lưỡi rất khó chịu, đau rát khiến bé thường xuyên quấy khóc và bỏ bú. Nếu nặng hơn bé sẽ chảy nhiều dãi, miệng hôi, thậm chí có thể bị sốt cao.

Cách chữa: Nếu bé bị tưa lưỡi do nấm mẹ nên đưa bé tới bác sỹ để được kê loại thuốc có tác dụng tốt nhất mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, bé sẽ khỏi bệnh trong khoảng 1 tuần. Còn lại, nếu bé bị tưa do kháng sinh mẹ chỉ cần làm sạch miệng, lưỡi của bé thật tốt, nhất là sau mỗi lần uống thuốc.

Để hạn chế tất cả vấn đề này, không có cách nào tốt hơn là mẹ cần lưu ý tới việc vệ sinh răng miệng cho bé. Bên cạnh đó, việc rửa, giặt đồ dùng cho bé cũng cần phải để riêng biệt với của người lớn, tránh lây nhiễm nấm, virus.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét