Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

CÁCH ĐIỀU TRỊ CHO TRẺ EM BỊ SÂU RĂNG HÀM HIỆU QUẢ TRIỆT ĐỂ NHẤT

Thưa bác sỹ. Bé nhà em năm nay 4 tuổi nhưng răng hàm đã bị sâu khá nặng, vỡ mẻ nhiều rồi. Bé cứ kêu đau nhức và không chịu ăn uống gì làm em lo quá. Không biết trẻ em bị sâu răng hàm nặng thì có cách nào điều trị triệt để và nhanh không ạ, liệu có cần nhổ không thưa bác sỹ? Mong bác sỹ tư vấn giúp. Em cảm ơn (Ngọc, Hàng Bông, Hà Nội).

Trả lời :

Chào bạn Ngọc !

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Trẻ em bị sâu răng hàm nên điều trị như thế nào?” của bạn.

Trẻ em bị sâu răng hàm tốt nhất nên hàn trám cho bé

Trẻ em bị sâu răng hàm nên được điều trị càng sớm càng tốt

Có nên nhổ răng sữa khi bị sâu không?

Trẻ em bị sâu răng sữa phải làm sao? Một lời khuyên cho bạn là không nên nhổ răng sữa bị sâu nếu không thực sự cần thiết. Tuy không phải là răng đóng vai trò ăn nhai lâu dài trên cung hàm nhưng răng sữa giúp định hướng răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí. Có khá nhiều trường hợp răng hàm mất sớm dẫn đến tình trạng các răng kế bên đổ xiên vào khoảng trống răng mất khiến cho các răng bị khấp khểnh, sai lệch về khớp cắn, không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà tính thẩm mỹ cũng bị tác động nghiêm trọng.

Ngoài ra, việc mất răng sữa quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát âm của bé không được tròn tiếng.

Răng sữa không theo bé suốt đời, sẽ có răng vĩnh viễn thay thế nên không cần thiết phải nhổ đi để trồng lại. Răng sữa bị sâu chỉ nên nhổ bỏ khi không thể bảo tồn được nữa tức là khi cấu trúc răng đã bị vỡ mẻ quá mức, răng vị viêm tủy dẫn đến viêm chóp răng và áp xe xương ổ răng.

Tốt nhất bạn nên điều trị bé khi răng bị sâu nặng sớm để không làm ảnh hưởng đến tiến trình thay răng tự nhiên. Đến thời điểm thay răng, răng hàm sữa ở vị trí này vẫn sẽ rụng đi tự nhiên để răng vĩnh viễn mọc lên. Cho đến khi thay bằng răng vĩnh viễn thì răng sữa được giữ lại là rất cần thiết.

Cách điều trị cho trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả nhanh nhất

Đối với trường hợp răng sâu nhẹ thì có thể điều trị bằng cách tái khoáng cho răng. Cách này thực hiện khá đơn giản để tái tạo phần mô răng bị tổn thương. Tuy nhiên, trường hợp răng sâu nặng và tình trạng cấu trúc của răng đã bị vỡ mẻ nhiều thì tái khoáng không có tác dụng mà tốt nhất bạn nên thực hiện hàn trám răng sâu cho bé.

Phương pháp này không chỉ thực hiện với người lớn mà ngay cả với trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện được nhằm tái tạo lại hình dáng cho răng và bảo tồn các mô răng thật tối đa. Vật liệu trám sẽ được đưa lên chỗ răng sâu trám bít lại chỗ răng vỡ mẻ để phục hình dáng ban đầu cho răng cũng như loại bỏ các tác động có hại xâm nhập đến răng. Hàn trám thực chất không gây đau nhức quá nhiều, có chăng chỉ hơi đau nhẹ khi nạo răng sâu nên bạn có thể yên tâm.

Thao tác nạo răng sâu được tiến hành trước khi hàn trám răng nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh cũng như các mầm mống vi khuẩn gây sâu răng, giúp cho trám răng diễn ra an toàn và không kích ứng cho bệnh nhân.

Hiện nay, với công nghệ trám răng Laser Tech hiện đại, hiệu quả hàn trám răng sẽ đạt được tối ưu nhất mà không bị bong bật một cách dễ dàng như trước kia. Vết trám có độ bám dính rất cao vào bề mặt răng đảm bảo hiệu quả ăn nhai tốt như răng thật. Khi thực hiện trám răng với Laser Tech bạn có thể yên tâm khi bé có thể ăn nhai bình thường và độ bền của vết trám có thể kéo dài cho đến khi bé thay răng vĩnh viễn.

Tốt nhất bạn nên đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt mà không nên chủ quan, việc điều trị sớm sẽ giúp cho bé ăn nhai tốt và quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này cũng ổn định hơn.

Phòng ngừa sâu răng cho trẻ bằng viên ngậm chống sâu răng:

http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG SỮA VÀ THAY RĂNG Ở TRẺ

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó, các răng sữa sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Thời gian, và tốc độ mọc răng sữa và thay răng vĩnh viễn có thể khác nhau, sớm hay chậm hơn vài tháng vẫn là bình thường, do vậy ba mẹ đừng quá lo lắng.


Thời gian mọc răng sữa:


– 6-8 tháng tuổi mọc 4 răng cửa giữa (2 răng cửa giữa dưới mọc đầu tiên, tiếp theo là răng cửa giữa trên)
– 9-12 tháng tuổi mọc 4 răng cửa bên
– 12- 15 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ nhất
– 18- 21 tháng tuổi mọc 4 răng nanh sữa
– 24- 30 tháng tuổi mọc 4 răng hàm sữa thứ hai

he rang sua nha khoa drhung
Thời gian mọc răng vĩnh viễn và thay răng sữa:
Đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.
– 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai (lưu ý đây là răng vĩnh viễn, không thay)
– 7-8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa bên sữa
– 9-10 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất
– 10-11 tuổi thay các răng nanh sữa
– 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa thứ hai
Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm (cối lớn) thứ hai sau răng hàm thứ nhất và đây cũng là răng vĩnh viễn, không thay
Dấu hiệu trẻ mọc răng và chăm sóc trẻ
Một số trẻ mọc răng sữa bình thường, không có dấu hiệu khác thường nào, nhưng một số trẻ khác có thể ít ngủ, mệt mỏi và quấy khóc khi mọc răng, mẹ nên chăm sóc, vỗ về trẻ.
Các dấu hiệu sau cũng có thể thấy khi trẻ mọc răng:
– Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 380 C, có thể cho uống thuốc hạ sốt (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
– Chảy nước miếng
– Nướu tại chỗ răng đang nhú lên có thể sung đỏ, trẻ thường thích cắn gì đó (ngón tay, đồ chơi). Chú ý vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ và đồ chơi.
– Biếng ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên cho trẻ ăn nhiều lần và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu.
– Có thể bị tướt (đi ngoài phân loãng hay sệt) 3-4 lần trong ngày, chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài loãng nhiều hơn nên đưa bé đến bác sĩ khám.


Tại sao phải chăm sóc hàm răng sữa?


Một số phụ huynh nghỉ là răng sữa sẽ được thay nên không chú ý. Thực ra, răng sữa rất quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ (ăn nhai, phát âm) và thẩm mỹ. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ và giúp xương hàm phát triển bình thường .
Giữ răng sữa để có thể có hàm răng vĩnh viễn đẹp đều.

Xem thêm sản phẩm viên ngậm chống sâu răng cho bé:

http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html