Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

​Các bệnh lý về răng miệng và cách chăm sóc

Các bệnh lý răng miệng thường gặp nhất và có số lượng bệnh nhân mắc phải cao nhất là sâu răng, viêm nướu, viêm loét niêm mạc miệng, các bệnh lý viêm mô tế bào vùng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do biến chứng của sâu răng hoặc có thể do răng số 8 (răng khôn) mọc lệch, kẹt…

Đặc điểm chung thường gặp ở những bệnh nhân không có thói quen khám răng miệng định kỳ là thường đến khám khi bệnh đã phát triển ở mức độ nặng và có thể gây biến chứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây nên bệnh sâu răng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách kết hợp với chế độ ăn tùy tiện không đi kèm với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Bệnh sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng qua các giai đoạn sâu men, sâu ngà, sau đó gây viêm tủy răng, hoại tử tủy răng dẫn đến các biến chứng tại mô quanh chân răng như viêm quanh chóp, áp xe quanh chóp răng hoặc viêm mô tế bào do răng.

Mặt khác, bệnh viêm nướu do vôi răng hay nặng hơn là viêm nha chu do vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám răng hình thành. Nếu mảng bám răng không được loại bỏ hàng ngày, kéo dài sẽ gây vôi răng, làm nặng hơn tình trạng viêm nướu theo thời gian nướu răng sưng, đỏ và rất dễ chảy máu. Bệnh nặng hơn có thể gây tiêu xương ổ răng, dẫn đến mất răng, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Đối với bệnh lý viêm loét niêm mạc miệng cũng là một bệnh lý thường gặp. Bệnh có biểu hiện là các vết loét xuất hiện trong miệng, có thể ở môi, lưỡi, niêm mạc má hoặc nướu răng, thường gây đau rát và khó chịu, ảnh hưởng đến ăn, uống, sinh hoạt. Viêm loét niêm mạc miệng thường do rất nhiều nguyên nhân như do chấn thương cơ học từ răng – hàm giả, do dùng thuốc, do bệnh toàn thân, nhiễm trùng, nhiễm nấm, do thiếu vitamin. Đa số bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng bệnh nhân cũng cần được khám và tư vấn, vì đôi khi chúng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nặng hơn.

Phòng ngừa

Biện pháp đầu tiên nhất, đơn giản nhất để nâng cao sức khỏe răng miệng, đó là việc giữ vệ sinh răng miệng. Chải sạch răng ít nhất 3 lần mỗi ngày, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, thức ăn trên bề mặt răng và giữa các kẽ răng. Thường xuyên thay bàn chải mới, trung bình khoảng 3 tháng 1 lần.

Tiếp theo, cần giữ chế độ ăn cân bằng, hạn chế các bữa ăn vặt giữa bữa ăn chính. Đối với trẻ em cần được đảm bảo sử dụng nguồn nước được Flour hóa, hoặc dùng các biện pháp bổ sung Flour nếu sống trong vùng nước chưa được Flour hóa.

Duy trì việc đến nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng 6 tháng 1 lần, để được tư vấn và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng.

Ngoài ra, cần đến nha sĩ khi có một trong những biển hiện sau: đau răng – miệng, chảy máu nướu răng, miệng có mùi hôi, khô miệng, cảm giác ê buốt răng, cảm giác nóng rát trong miệng, thay đổi vị giác, giắt thức ăn thường xuyên giữa các kẽ răng, các vết loét, các vết thay đổi màu sắc trong miệng… Tất cả các dấu hiệu trên đều cần được khám, tư vấn để phát hiện sớm các bệnh lý nặng, ngăn ngừa biến chứng nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao nhất cho bệnh nhân.

Chế độ ăn uống hợp lý góp phần rất quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng miệng. Một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng cần hạn chế sử dụng, hoặc nếu sử dụng cần đi kèm với việc vệ sinh răng miệng hợp lý. Các loại trái cây, thực phẩm có vị chua thường có tính acid, gây mất khoáng, bào mòn men răng. Vì vậy, sau khi sử dụng cần súc miệng với nước, chải răng sau 30 phút, kết hợp với việc sử dụng các loại kẹo cao su nhai không đường có chứa xyliton để loại bỏ acid ở răng và tăng tiết nước bọt có tác dụng làm sạch.

Các loại thực phẩm có tính dính như bánh nếp, các loại trái cây khô sau khi ăn thường dính vào các kẽ răng, mặt răng, khó làm sạch dẫn đến sâu răng. Vì vậy, khi ăn các thực phẩm này cần nhai kỹ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau đó.

Mặt khác, các loại trái cây sấy khô như nho, mận, chuối khô chứa các cellulo không hòa tan có tính bám dính mạnh, làm tăng bám dính các chất đường và vi khuẩn trên răng, gia tăng khả năng sâu răng. Thức uống như rượu vang, trà gây vết dính trên răng mạnh nhất, vì vậy cần có thói quen súc miệng và đánh răng ngay sau khi thưởng thức những thức uống này.

Một số thức ăn có lợi cho sức khỏe răng miệng như: các sản phẩm từ sữa (ít béo hoặc không béo) có chứa nhiều canxi làm tăng khoáng hóa men răng, giảm tác hại phá hủy men răng của acid, phục hồi lại 1 phần men răng bị tổn thương. Các loại rau, thực phẩm chứa nhiều chất xơ và nước, các loại hạt nhỏ có bề mặt nhám như vừng, có tác dụng làm sạch răng trong quá trình ăn nhai. Một số loại củ quả chứa các vitamin cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng, góp phần cản trở hình thành vôi răng, thúc đẩy nướu phát triển săn chắc và các nguyên tố vi lượng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạn chế bệnh mụn nhọt, viêm loét miệng.

Ngoài ra các bạn có thể dùng viên ngậm kháng sinh chống sâu răng cho bé rất hiệu quả:

http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Trẻ bị sâu và sún răng, bố mẹ nên làm gì?

Răng trẻ em rất dễ bị sâu và đã sâu thì tiến triển rất nhanh. Cho đến lúc bé kêu đau thì có khi đã rất to và vào tủy răng, cũng có thể răng đã vỡ lớn khó mà xử trí. Nhiều trẻ thì bị sún vùng răng cửa, răng giống như bị bào mòn dần từng chút một, nhỏ dần đáy màu nâu hoặc đen, cuối cùng răng có thể bị ăn mòn dần đến sát lợi.

Trước hết, ta phải biết được nguyên nhân thật sự là gì
Xưa kia, nguyên nhân chủ yếu là do bé ăn nhiều đồ ngọt, các thực phẩm nhiều đường có tính bám dính mạnh tạo men acid vi khuẩn làm mất tổ chức răng.
Nhưng nay các nhà khoa học đã tìm ra rằng, dinh dưỡng cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bệnh sâu răng. Thậm chí thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể chữa khỏi sâu răng, khiến lỗ sâu nhỏ lại.
Ảnh hưởng gì đến tương lai?
Những răng bị sâu sún nếu không được theo dõi và điều trị thì vi khuẩn có thể thâm nhập qua chỗ tổn thương mà vào trong xương hàm, gây viêm nhiễm, sưng đau cho trẻ, ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này, làm răng yếu kém, dị dạng…
Nếu đã thế thì có nên nhổ luôn nếu bị sâu được không?
Không! Bạn hãy nhớ: nhổ răng khi chưa đến tuổi thay chỉ là bần cùng khi không thể làm gì khác, hãy cố gắng để điều trị cho bé.
Vai trò của bộ răng sữa rất quan trọng, không chỉ để bé ăn nhai ngon miệng. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viến sau này. Bạn đừng nghĩ rằng răng có hai bộ thì cứ nhổ thoải mái và không cần giữ gìn nhé.
Nếu mất răng sớm, có thể khiến xương hàm không phát triển cân đối, các răng vĩnh viễn mọc lên lệch lạc, rất ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ sau này.
Vì vậy, hãy để các bác sĩ cố gắng cứu chữa cho cái răng đau của bé.
Nếu sâu răng và sún răng rồi mà chưa đau và còn nhỏ thì làm gì tiếp theo?
Có những nghiên cứu rằng thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt có thể làm phục hổi tổn thương sâu răng, khiến lỗ sâu liền lại. Nhưng thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh của bé có vẻ không dễ dàng gì, bạn có thể đưa bé tới các phòng nha để hàn những lỗ sâu ấy lại. Nếu bạn có muốn chữa lành vết sâu bằng phương pháp tự nhiên cũng nên tham khảo với nha sĩ để biết lỗ sâu thực sự đang còn nhỏ và chưa vào tủy, dù ở Việt Nam, có vẻ như phương pháp này chưa được các nha sĩ để tâm đến.
Bạn nên thường xuyên kiểm ra răng cho bé, cứ một, hai tháng một lần xem có bị sâu không, có lỗ sâu mới xuất hiện thêm không và đưa các bé đến gặp nha sĩ để điều trị và theo dõi.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và không ngũ cốc tới sự liền thương sâu răng
Bí quyết lựa chọn chế độ ăn cho bé để dự phòng, điều trị sâu răng như thế nào?
Nếu bé đã bị sâu bất cứ cái răng nào, tức là đã có nguy cơ bị sâu tiếp. Nên việc có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Chế độ ăn lý tưởng cho sẽ gồm có:
Thức ăn từ động vật như nước dùng xương, thịt, cá, trứng.
Rau quả sống và nấu chín, đặc biệt là rau xanh. ( Đây là loại thực phẩm mà hay bị bỏ qua nhất, nhiều bé không chịu ăn rau, rất thiếu thốn cho một cơ thể khỏe mạnh)
Chế phẩm sữa như kefir, phô mai, bơ, sữa nguyên chất…
Trái cây
Vitamin D: nhận được từ ánh nắng mặt trời hay liều bổ sung 5,000IU D3/ngày.
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ, oliu, cá…
Tránh các loại ngũ cốc vì chứa phiều axit phytic làm mất canxi của cơ thể, đối với gạo trắng thì lượng chất này không nhiều, nhưng gạo nứt, nếp cẩm không nên dùng thường xuyên.
Ăn các loại hạt, đậu chỉ khi đã lên men hay đã lên mầm.
Cuối cùng là không ăn các thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng gói hoặc thức ăn nhanh.
Ngoài ra, giữ vệ sinh răng miệng cho bé cũng là rất quan trọng
Ngay khi bé có những chiếc răng đầu tiên, bạn đã có thể cho bé làm quen đến bàn chải, đến khoảng 3 tuổi bộ răng đã mọc đầy đủ thì cần đánh răng cho bé với bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.
Ngoài ra các bố mẹ có thể sử dụng viên ngậm chống sâu răng của Combi để phòng ngừa sâu răng:
http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Trẻ bị sún răng phải làm sao, nguyên nhân và cách phòng ngừa cho trẻ

1. TOP 3 nguyên nhân gây bệnh răng sún ở bé

Bệnh sún răng ở trẻ biểu hiện ở nhiều cấp độ với tình trạng khác nhau. Có thể bị mòn răng dần về phía chân răng, từ rìa cắn. Nhưng cũng có thể xuất phát từ các mặt bên của răng hoặc từ cổ răng, gây nhức buốt cho bé. Để có cách chữa răng sún cho bé hiệu quả nhất, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé hoặc các lý do khách quan như sau:

➣ Việc ăn uống và chế độ vệ sinh hàng ngày chưa đảm bảo, không đủ làm sạch mảng bám thức ăn trên răng. Bé ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột nhiều lần trong ngày và không được làm sạch ngay sau đó khiến cho vi khuẩn luôn có cơ hội tấn công men răng.

➣ Bản thân răng sữa, ngay cả răng trưởng thành khi mới mọc cũng có nền răng khá yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn nên rất dễ bị sún.

➣ Ngoài ra, khi trẻ thiếu canxi cũng khiến cho răng bé trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn.

2. Cách chữa răng sún an toàn, hiệu quả cho bé

➣ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Để phòng ngừa sún răng và cũng là cách chữa răng sún trước hết là mẹ bé nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi để tránh hiện tượng thiếu canxi dẫn đến yếu răng ở trẻ.

Nên tránh cho trẻ ăn đồ ngọt thường xuyên, tránh các bữa ăn đêm cho bé, hoặc nếu phải ăn tối thì nên ăn sớm hơn, sau khi ăn nên vệ sinh răng ngay cho bé.

➣ Vệ sinh răng miệng cho bé

Hãy chú ý đến vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi bé chuẩn bị mọc răng sữa. Dùng gạc mềm để chải nướu khi trẻ còn quá nhỏ.

Trước tiên nên giúp bé chải răng rồi hướng dẫn bé tự đánh răng nhưng luôn phải theo để bé chải răng thật sạch. Dùng loại kem thích hợp, có chứa thành phần fluor tương ứng.

Sau mỗi bữa ăn nhẹ, bạn nên cho bé uống chút nước để súc miệng.

➣ Không cho bé uống kháng sinh tùy tiện

Kháng sinh chính là thủ phảm chính gây vàng răng, xỉn răng mà sau này có muốn tẩy trắng cũng không thể được. Do đó, tốt hơn là không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện khi áp dụng các cách chữa răng sún .

Đây được coi là khâu quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng cũng như là cách chữa răng sún cho bé hữu hiệu. Khi đã bị sún răng thì việc thăm khám răng cho bé càng quan trọng hơn.

Khi thăm khám, bác sỹ sẽ giúp xác định được nềng răng cụ thể của bé, tình trạng sún răng và cách chữa răng sún hiệu quả.

➣ Khám răng định kỳ cho bé

Để tránh răng sún cho bé thì theo tôi các bố mẹ nên sử dụng viên ngậm chống sâu răng cho con:

http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html